Review “Phong thần diễn nghĩa”

Chào cả nhà, đây là bài review đầu tiên của mình trên EbookDep ạ.

Chả là mới đọc xong “Phong thần diễn nghĩa” – sau khi xem phim “Phong thần 1: Tam bộ khúc”, mình có chút cảm nhận nên ghi lại cho cả nhà đọc chơi.

1. Sơ qua về tác phẩm: Phong thần diễn nghĩa là một bộ tiểu thuyết lịch sử, thần ma của Trung Quốc, được viết vào thế kỷ XVI. Tác phẩm kể về quá trình nhà Chu đánh bại nhà Thương, cùng với sự xuất hiện của nhiều thần, tiên, yêu quái. Tác phẩm là sự hòa trộn giữa lịch sử và huyền huyễn, thể hiện cuộc chiến giữa chính và tà, nhân và nghĩa. Tác phẩm có nhiều tình tiết gay cấn, hấp dẫn, và ẩn chứa nhiều ý nghĩa sâu xa. Tác giả của tác phẩm có thể là Hứa Trọng Lâm (các bản dịch tiếng Việt hầu hết ghi tác giả này) hoặc Lục Tây Tĩnh.

2. Tóm tắt truyện:

Nếu bạn không ngại spoil thì bấm vào đây để mở rộng phần tóm tắt nhé

– Bối cảnh: Cuộc chiến giữa nhà Thương và nhà Chu, cùng với sự can thiệp của các thần, tiên, yêu quái.

– Nhân vật chính: Văn Vương (Vũ Vương), Lý Tịnh (cha Na Tra), Na Tra, Khương Tử Nha, Dương Tiễn, Đát Kỷ giả, Tây Bá Hầu, Hoàng Phi Hổ, Thái Ất Thượng Sư, Ngọc Hoàng Đế Lão…

– Nội dung: Truyện kể về quá trình Văn Vương hội hiệp chư hầu phạt Trụ, thiết lập nhà Chu. Trong đó có nhiều cuộc đấu phép giữa các thánh nhân và yêu quái, cũng như các mưu mô của Đát Kỷ giả để hại nhà Thương. Cuối cùng, Văn Vương chiến thắng và phong thần cho các anh hùng đã hy sinh.

3. Đánh giá cá nhân:

a. Khen: Nội dung truyện hay, hoà trộn giữa lịch sử & huyền huyễn nên làm cho người đọc thấy như thực như hư, dễ tiếp nhận. Đặc biệt hơn với những người đã được xem qua phim Đắc Kỷ Trụ Vương (bản Trần Hạo Dân 2001) thì truyện bổ sung khá nhiều chi tiết. Truyện cũng chứa nhiều ẩn ý cài cắm, như cuộc chiến ngầm giữa 2 phái Triệt & Đạo.

b. Chê: Mặc dù vậy, nếu để xếp tác phẩm này vào dạng kinh điển thì mình thấy chưa hợp lý lắm. Như nhà văn Lỗ Tấn đã nhận xét: “thiếu tính hiện thực của Thủy hử và trí tưởng tượng xuất chúng của Tây du ký” Truyện cũng lặp đi lặp lại một motive: quân Chu gặp nạn -> có người giúp -> Chu thắng. Ngoài ra phần lấn cấn nhất trong truyện lại là 3 vị giáo chủ của 3 giáo Xiển, Triệt, Đạo. Thứ nhất, trong Đạo giáo thì Lão Tử là người sáng lập, còn Nguyên Thỉ là vị thần tối cao, còn trong truyện thì Lão Tử lại là sư huynh của Nguyên Thỉ??? Thứ hai, giáo chủ của phái Xiển lại quá bốc đồng, nghe lời học trò, chưa phán xét mà đã nổi giận đòi lập trận để hơn thua với 2 sư huynh của mình (trước đó thì vâng chỉ Ngọc đế, cấm giáo đồ gây hoạ). Thứ ba, mình lại có vẻ thấy giáo lý của Xiển cũng đâu đến nỗi, “Hữu giáo vô loài” bình đẳng giữa các chúng sinh trong tam giới, bảng phong thần quá áp đặt, thiên vị…

4. Tổng kết:

Mặc dù vậy, mình thấy tác phẩm này cũng rất đáng đọc, ngoài những chỗ lấn cấn ra thì bộ truyện chứa đựng nhiều triết lý.

Similar Posts

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *